Ngủ trưa: “nạp pin” cho sức khỏe

Ngủ trưa: “nạp pin” cho sức khỏe

  • Post category:Làm đẹp

– Công việc bộn bề nhịp sống căng thẳng thường làm cho ta cảm thấy mỏi mệt, ngủ trưa không chỉ giúp tăng cường thể lực, tiêu trừ mệt mỏi, nâng cao hiệu suất làm việc sau bữa trưa, đồng thời còn tăng sức đề kháng cơ thể. Tuy nhiên, ngủ trưa không được tùy tiện.

1. Trợ giúp tiêu hóa: ngủ trưa trợ giúp cho tiêu hóa. Trong khi ngủ cơ thể ở trạng thái tạo chuyển hóa rất cao, sản sinh nhiều dịch tiêu hóa, chất chuyển hóa được máu huyết chuyển đi nhanh chóng.

2. Tiêu trừ mỏi mệt: những “chất mỏi mệt” tích tụ trong cơ thể của lao động giấc sáng, “độc tố” như axít lactic, cacbonic…, thông qua ngủ trưa có thể tẩy trừ một cách triệt để hơn, những cảm xúc xấu phát sinh vào buổi sáng cũng có thể hóa giải và biến mất trong giấc ngủ trưa, làm cho cảm xúc vui tươi trở lại trên mặt.

Ngủ trưa: “nạp pin” cho sức khỏe

3. Nâng cao hiệu suất lao động: nghiên cứu khám phá rằng, chu kỳ ngủ là do đại não khống chế, ngủ trưa là một bộ phận của chy kỳ ngủ tự nhiên. Ngủ trưa hợp lý có thể đảm bảo đại não tỉnh táo, nâng cao hiệu suất công tác, với tinh thần đầy đặn để hoàn thành công việc của buổi chiều.

4. Có ích cho sức khỏe tim mạch: khi ngủ, tim đập chậm, huyết áp cũng giảm xuống thấy rõ, vận động phản xạ và mức căng thẳng của cơ thể cũng giảm xuống, vỏ đại não có thể nghỉ ngơi đủ, từ đó giảm sự tiêu hao không cần thiết của cơ thể, giảm gánh nặng cho tim, tăng sức sống tinh thần. Một số nghiên cứu nước ngoài cho thấy, người có thói quen ngủ trưa thì tỉ lệ mắc bệnh mạch vành giảm xuống thấy rõ.

Cần đúng phương pháp

Ngủ trưa là phương pháp phục hồi thể lực có hiệu quả. Bất kể là người lao động tay chân hay lao động trí óc, thông qua ngủ trưa có thể tinh thần phấn chấn, tinh lực tràn đầy. Tuy nhiên, ngủ trưa cũng cần đúng phương pháp.

Cố gắng nằm trên giường hay trên ghế, không nằm sấp trên bàn, mới có thể giảm nhẹ bất ổn khi dùng tay kê vùng đầu để ngủ.

Người ta thường cho rằng, ngủ trưa chợt mắt là được. Người trẻ tuổi ngủ tốt hơn thường ngủ 15 – 20 phút là đủ, tối đa không vượt quá 20 phút. Người lớn tuổi ngủ kém hơn trên cơ bản cần đảm bảo khoảng 30 phút là thích hợp nhất. Khoảng thời gian tốt nhất cho ngủ trưa là 13 – 15giờ.

Người mang kính sát tròng tốt nhất tháo kính ra trước khi ngủ trưa, đôi mắt sẽ không “chát”. Vùng bụng nên đắp khăn lông, để tránh nhiễm lạnh. Khi ngủ trưa cũng cần tránh “ổ gió”.

Sau khi thức lập tức rửa mặt, rồi uống 1 cốc trà nóng, thức uống chứa đường sẽ làm cho bạn mệt mỏi, cố gắng không dùng.

Tất nhiên, ngủ trưa là kết quả điều tiết của đồng hồ sinh học. Chỉ khi thèm ngủ mới ngủ, mà không thể gượng ép làm thay đổi nhịp sinh học của mình đã được hình thành trước nay, càng không thể ép mình phải ngủ trưa, đấy mới là ngủ trưa “sáng suốt” mà phù hợp với quy luật khoa học.

Những điều cấm tuyệt khi ngủ trưa

Không ngủ ngay sau bữa ăn trưa: sau ăn trưa, dạ dày chứa đầy thức ăn, chức năng tiêu hóa đang trong trạng thái vận động. Ngủ khi ấy sẽ ảnh hưởng sự tiêu hóa của đường ruột đối với thức ăn, không tốt cho hấp thu dinh dưỡng, cũng như ảnh hưởng chất lượng của giấc ngủ trưa. Sau bữa ăn, có thể tĩnh tọa, nhắm mắt, điều tức, xoa nhẹ vùng bụng, để thúc đẩy tiêu hoá, tốt nhất chờ đến khi cảm giác đầy bụng biến mất rồi mới ngủ.

Ngủ trưa: “nạp pin” cho sức khỏe

Tư thế ngủ kiểu này có thể dẫn đến thiếu máu đại não

Không nên kéo dài thời gian ngủ trưa: có người không ngủ trưa, một khi ngủ trưa thì ngủ rất dài. Có người còn đòi “hưởng thụ”, bởi hai ngày nghỉ cuối tuần dậy muộn, sau khi dùng bữa trưa thịnh soạn, lại đòi một giấc ngủ trưa thật dài. Rồi dẫn đến đêm hôm đó lại khó đi vào giấc ngủ. Phá hỏng đồng hồ sinh học bình thường. Khi hỏng rồi, cho dù ngủ nhiều hơn, hôm sau vẫn tinh thần ủ rũ.

Không ngủ trưa nằm sấp trên bàn: một số người có thói quen ngủ trưa, nhưng chỉ giới hạn nằm sấp trên bàn, không chỉ không được nghỉ ngơi tốt, hơn nữa có hại cho sức khỏe. Với tư thế ngủ kiểu này có thể dẫn đến thiếu máu đại não, do vậy sau khi tỉnh dậy sẽ cảm thấy choáng váng, đau đầu, ù tai, nhìn mờ và sắc mặt trắng nhạt.

Ngoài ra, tư thế ngủ này làm cho trọng lượng phần thân trên đè lên vùng ngực, gây ra khó thở, tăng “việc làm” cho tim phổi. Cẳng tay cũng có thể bị đè nặng mà dẫn đến tê rần.